Phản biện là một kỹ năng được đề cao trong cuộc sống, đặc biệt là trong môi trường công sở. Tuy nhiên để phản biện thành công, bạn cần biết vận dụng kỹ năng này một cách uyển chuyển, khéo léo. Không ai muốn ý kiến của mình bị bác bỏ. Do đó góp ý như thế nào để khiến đối phương vui vẻ thay đổi, đó mới là điều quan trọng.
Bí kíp công sở: Phản biện thế nào cho được việc cũng chính là chủ đề chính của Whose Chance Talk tập 7. Chương trình có sự tham gia tư vấn của PGS.TS. Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội).
Vì sao nhà tuyển dụng coi trọng kỹ năng phản biện
Với cách hiểu thông thường, phản biện đơn giản là không dễ dàng chấp nhận một ý kiến, nhận định khi chưa hiểu kỹ hay chưa được lý giải thỏa đáng. Người có năng lực phản biện thường nhìn nhận một vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau. Họ coi trọng bằng chứng, lý lẽ và không bị thuyết phục bởi những đánh giá dựa trên tư duy cảm tính.
Theo nhận định của PGS.TS. Trần Thành Nam, những người có năng lực tư duy phản biện rất nhạy cảm với vấn đề. Khi nhìn nhận một sự việc ở góc độ đa chiều, họ có thể tiên liệu được những tình huống có thể nảy sinh, từ đó tìm ra được giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề. Họ cũng là những người tiên phong, sở hữu những ý tưởng mang tính chất sáng tạo đột phá và có thể bật ra được những nhận xét giá trị đi ngược với số đông. Do đó, nhà tuyển dụng luôn coi trọng và đánh giá rất cao những ứng viên sở hữu kỹ năng này.
Phản biện thế nào để được việc, không gây mất lòng
Trong phần hai của buổi trò chuyện, PGS.TS. Trần Thành Nam đã trực tiếp giải đáp những băn khoăn của khán giả xoay quanh chủ đề phản biện trong môi trường công sở. Phản biện với sếp như thế nào, phản biện với đồng nghiệp ra sao để vừa đạt được hiệu quả công việc, vừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp.
Thực tế, không ít người e ngại việc thẳng thắn nói ra quan điểm của mình, đi ngược với số đông sẽ gây mất lòng, dẫn đến việc bị nói xấu hay bị cô lập. Ở “bên kia chiến tuyến”, cũng có những người đại diện cho tập thể bày tỏ bức xúc trước những cá nhân thích “cãi cùn” nhưng tự cho mình là phản biện xây dựng. Dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của mình, PGS.TS. Trần Thành Nam đã phân tích rõ ràng, thấu đáo quan điểm từ cả hai phía, từ đó gợi ý những cách hành xử khéo léo, mang lại hiệu quả cao.
Whose Chance Talk là talkshow bên lề của chương trình Cơ Hội Cho Ai – Whose Chance – chương trình truyền hình thực tế số 1 về việc làm tại Việt Nam. Những chủ đề, những câu chuyện và khách mời WhoseChance Talk giới thiệu sẽ mang đến cho các bạn nhiều thông tin bổ ích, kinh nghiệm sẽ hữu dụng cho các bạn trên con đường xây dựng phát triển sự nghiệp và hoàn thiện bản thân.
Hiện tại, chương trình Cơ Hội Cho Ai đang tiến hành casting cho mùa 3. Đăng ký tại: http://cohoichoai.com/dang-ky-ung-tuyen-2/