Mặc dù khoa học nói rằng chúng ta thường yêu cầu những giá trị của động lực và nỗ lực, nhưng dường như chúng ta lại có xu hướng thích những người có năng khiếu.
Hãy tưởng tượng bạn đã trải qua một quá trình tuyển dụng dài và đã có danh sách 2 ứng viên chọn lọc cho việc code. Xét về khía cạnh giáo dục, kỹ năng và thành tích, họ tương đối cân sức.
Nhưng ngay cả khi 2 người này có chất lượng y chang nhau, thì vẫn có sự khác biệt:
– Sheila thông minh bẩm sinh, hình như cô ấy sinh ra là để dành cho code.
– Kaley là một người cần cù, cô ấy làm việc nhiều và chăm chỉ để phát triển kỹ năng của mình.
Bạn sẽ tuyển ai?
Nghiên cứu cho biết bạn có thể tuyển Sheila, một “thần đồng”.
Ngay cả khi dự định từ đầu, điều bạn coi trọng nhất là động lực, sự chăm chỉ và sự kiên trì.
Trong một thí nghiệm, người đánh giá là 2 nhạc sĩ. Một người được cho là có tài năng bẩm sinh (“bẩm sinh”), người còn lại thì chăm chỉ (“cày cuốc”) để phát triển kỹ năng. Những người đánh giá nghe cùng một bản ghi âm và được yêu cầu đánh giá hiệu suất.
Mặc dù sự khác nhau giữa 2 người chỉ là background thôi, nhưng những người đánh giá thích “bẩm sinh” hơn. Và những người này đều là những nhạc sĩ chuyên nghiệp. Thật kỳ lạ, họ càng biết nhiều về âm nhạc, họ càng không thích những người chăm chỉ “cày cuốc”.
Mặc dù, khi mới bắt đầu thí nghiệm, họ nói tài năng ít quan trọng hơn đào tạo.
Tuy nhiên, kinh doanh khác với âm nhạc. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm khác, lần này người đánh giá là 2 doanh nhân. Cả hai người trong thí nghiệm đều có những kỹ năng và khả năng giống nhau, nhưng người “bẩm sinh” được cho là có những kỹ năng này từ sớm, trong khi người “cày cuốc” có được nhờ kinh nghiệm.
Sau đó, những người đánh giá nghe cùng một bản ghi âm 1 phút về đề xuất kinh doanh của doanh nhân và được yêu cầu đánh giá theo tiêu chí: Khả năng thành công, nhận thức được tài năng, kỹ năng thể hiện… thậm chí cả mức độ sẵn sàng để trở thành nhà đầu tư trong công ty lớn.
Đến đây bạn đã biết kết quả rồi đấy: Những người đánh giá thích “bẩm sinh” hơn “cày cuốc”. Trên thực tế, chính họ những nhà đầu tư hoặc doanh nhân đều thích những người có năng khiếu.
Chẳng có gì khác biệt trong các tiêu chí đánh giá. Thậm chí trước khi bắt đầu thí nghiệm, họ tuyên bố mình coi trọng động lực và tinh thần làm việc chăm chỉ hơn so với tài năng bẩm sinh.
Vì vậy, điều đó có nghĩa là bạn nên thích những người “cày cuốc” hơn những người “bẩm sinh”? Dĩ nhiên là không. Đôi khi những người có năng khiếu không tiến bộ, đôi lúc có. Và người “cày cuốc” cũng vậy.
Nhưng có điều những người làm việc chăm chỉ để phát triển kỹ năng có những điểm đặc trưng, đặc biệt là về tư duy. Những người có tư duy phát triển – những người tin rằng trí thông minh, khả năng và kỹ năng là những thứ có thể đạt được nhờ nỗ lực – có xu hướng cố gắng hết mình và xem các rào cản là thách thức, không phải là trở ngại (so với những người có tư duy cố định).
Nói một cách đơn giản: Nếu mọi thứ đối với tôi đều luôn dễ dàng, khi chúng trở nên khó khăn, tôi dễ bỏ cuộc hơn.
Nếu mọi thứ trước đó chẳng dễ dàng, và rồi tôi gặp khó khăn, kinh nghiệm của tôi cho biết chẳng quan trọng tôi là ai, quan trọng là tôi nỗ lực để trở thành ai, và mọi thành công đều có thể.
Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn luôn luôn nên tuyển những người “chăm chỉ”.
Vậy làm thế nào để bạn tránh được sự thiên vị đối với người có năng khiếu mà cũng không bị lệch quá nhiều về phía người cần cù?
Trước khi bạn bắt đầu quá trình tuyển dụng, hãy quyết định chính xác những kỹ năng, kinh nghiệm và tính cách bạn cần: hãy tưởng tượng cách giải quyết vấn đề của ứng viên trong mơ, và giá trị mà ứng viên đó mang đến cho công ty. Sau đó đánh giá ứng viên dựa vào bộ tiêu chí đó.
Về mặt khách quan, làm thế nào họ trở thành ứng cử viên sáng giá nhất gần như không quan trọng bằng tại sao họ là ứng cử viên sáng giá nhất.
theo nhipsongkinhte.toquoc.vn