Khi đi phỏng vấn xin việc, điều làm các ứng viên “hoang mang” nhất đó là sẽ nói gì trong phòng phỏng vấn. Không chỉ riêng những bạn sinh viên lần đầu tiên đi phỏng vấn, kể cả những bạn có kinh nghiệm “nhảy việc” cũng có thể bối rối trước những câu hỏi hóc búa. Vậy kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng như thế nào để chinh phục 10/10 nhà tuyển dụng.
Trước buổi phỏng vấn
Chuẩn bị một tâm lý thoải mái
Đây là một điều vô cùng quan trọng mà bất cứ ứng viên nào cũng cần chú ý. Tạo dựng cho mình một tâm lý thoải mái là cách giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn thật dễ dàng.
Hãy điều khiển tâm lý của mình bằng cách hít thở sâu, nghĩ về những điều tích cực, đừng đặt cho mình một gánh nặng vô hình bởi những câu hỏi như: Họ sẽ hỏi mình những gì? Người phỏng vấn trước mình có xuất sắc quá không? Chắc là họ được tuyển rồi vv… Các câu hỏi này sẽ ám ảnh bạn, khiến bạn có những lo âu không đáng có.
Bí quyết giúp bạn lấy lại bình tĩnh đó là chiếc kẹo cao su. Nghiên cứu đã chứng minh, nhai kẹo sẽ giúp bạn giảm lượng hormone cortisol – nguyên nhân khiến bạn stress, giúp tăng trí nhớ, kích thích não hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên bạn chỉ nên nhai trước khi phỏng vấn, đừng nhai kẹo cao su trong khi phỏng vấn vì điều này sẽ để lại ấn tượng không hay trong mắt nhà tuyển dụng.
Chuẩn bị các kiến thức cơ bản
Ngoài chuẩn bị tâm lý, bạn cũng nên chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi đi phỏng vấn, những kiến thức cơ bản nhất về công ty như: Tên công ty, lĩnh vực hoạt động của cty, thành tựu đạt được, CEO là ai, môi trường kinh doanh, đối thủ kinh doanh của họ,…
Tất cả những sự chuẩn bị này sẽ giúp người phỏng vấn biết rằng bạn đang rất quan tâm tới vị trí đang ứng tuyển và bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được nhà tuyển dụng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị tâm lý và cả những câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Những tình huống hóc búa, khó lường có thể xảy ra trong phỏng phỏng vấn, tuy nhiên hãy cứ bình tĩnh, điều này cũng là một kỹ năng trả lời phỏng vấn tuyển dụng bạn cần bỏ túi.
Và điều cuối cùng, tuyệt đối đừng đến muộn khi đi phỏng vấn. Nếu không, mọi sự cố gắng của bạn sẽ “đổ sông đổ bể”.
Trong phòng phỏng vấn
Đừng xem thường ấn tượng ban đầu
Ấn tượng ban đầu sẽ quyết định người phỏng vấn có cảm tình với bạn hay không. Không phải nhà tuyển dụng nào cũng cởi mở, niềm nở với người xin việc, có thể điều này sẽ làm bạn bị cuốn theo và trở nên căng thẳng. Nếu họ không bắt chuyện trước, hãy ghi điểm bằng cách chủ động hơn trong cuộc hội thoại.
Hãy xem buổi phỏng vấn là một cuộc đối thoại, nhà tuyển dụng hỏi gì, bạn hãy trả lời thật nhẹ nhàng, nhiệt tình giống như những người bạn. Đương nhiên, bạn nên làm điều này trong một giới hạn nhất định.
Vừa bước vào phỏng phỏng vấn, bạn hãy mỉm cười và chào hỏi lịch sự với nhà tuyển dụng. Nếu bạn có khả năng giao tiếp tốt, hãy tìm một chi tiết nhỏ để bắt chuyện một cách thật tự nhiên.
Kỹ năng trả lời phỏng vấn tuyển dụng bằng ánh mắt
Giữa 2 người có trình độ tương đương, nếu ai cho nhà tuyển dụng có cảm giác tốt hơn thì người đó sẽ chiếm được ưu thế. Đừng cúi gằm mặt hay nhìn vào chỗ khác khi trả lời phỏng vấn. Hãy nhìn vào mắt nhà tuyển dụng, giao tiếp với họ ngay trong ánh nhìn để truyền cho họ năng lượng tích cực bạn đang có được.
Năng lượng bên trong của bạn
Lời khuyên chân thành là bạn hãy là chính mình khi phỏng vấn, bởi vì năng lượng bạn truyền đến nhà tuyển dụng sẽ giúp họ biết bạn có phù hợp với môi trường làm việc hay không. Nếu bạn nhiệt thành, bạn chuyên nghiệp, bạn đam mê, chân thật,… hãy chứng minh cho họ thấy bằng ánh mắt, giọng nói, kiến thức của bạn.
Đừng cố gồng mình biến thành một người khác khi phỏng vấn, hãy là chính bạn để không có những quyết định sai lầm.
Chú ý đến kỹ năng mềm
Ngoài kiến thức chuyên môn thì kỹ năng mềm cũng là điều mà nhà tuyển dụng tìm kiếm. Hai trong số những kỹ năng được quan tâm nhất là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng giao tiếp vừa là năng lực vừa là một thiên bẩm, vì vậy không có cách nào khác là bạn phải trau dồi và rèn luyện điều này mỗi ngày.
- Kỹ năng giải quyết vấn để sẽ là yếu tố giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ tư duy, sáng tạo của bạn. Đây cũng là một kỹ năng quan trọng trong công việc.
Sau buổi phỏng vấn
Đây là những việc bạn nên làm sau cuộc phỏng vấn:
- Nếu được nhận việc, hãy viết email cảm ơn nhà tuyển dụng trong vòng 24h.
- Kể cả khi thất bại, hãy giữ bình tĩnh và đừng tỏ thái độ. Lời cảm ơn sẽ giúp nâng giá trị của bạn.
- Nếu bạn có nhiều lựa chọn và không muốn nhận công việc đó, hãy thẳng thắn email càng sớm càng tốt. Đừng “lặn mất tăm”, không nhấc máy, không có bất cứ phản hồi nào. Hãy rèn luyện cho mình cách ứng xử chuyên nghiệp.
Bên cạnh các yếu tố về chuyên môn thì nụ cười, khuôn mặt, ngôn ngữ hình thể,vv… cũng góp phần lớn trong kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng, quyết định thành bại trong buổi phỏng vấn. Hy vọng, các bạn sẽ có được những thông tin hữu ích, chúc bạn thành công trên con đường tìm việc hợp!
theo JobHopin Team