Các tác động của bệnh dịch covid-19 đang định hình lại toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp, xác định lại vai trò của công nghệ và thay đổi cách con người tương tác, giao tiếp với nhau.
Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu trước đây, gần nhất là cuộc khủng hoảng ngân hàng 8/2007 đã đẩy mạnh việc áp dụng điện toán đám mây; bong bóng Dot-com vào 1/2000 đã đẩy mạnh sự phát triển của Software-as-a-Service (SaaS)…
Tương tự như thế, cú sốc mang tên COVID-19 đã mở ra những xu hướng phát triển mạnh mẽ cho thị trường như: làm việc tại nhà, mua sắm online, giải trí và học hành tại nhà,… tất cả đều dựa trên điện toán đám mây – nền tảng công nghệ đã được nhắc tới “nhiều như cơm bữa” trong thời đại của chuyển đổi số 4.0 nhưng không phải DN nào cũng áp dụng, và giờ đây là thời điểm thích hợp để DN thực hiện “chuyển đổi số hay là chết”.
Dịch COVID-19 đã khiến cả thế giới dừng guồng hoạt động thường ngày và chuyển lên trực tuyến. Thông thường chuyện thay đổi hành vi là điều khó nhất, nhưng khi các thay đổi đã vào guồng thì có thể sẽ trở thành thói quen mới và ở lại rất lâu. Do đó DN cần nắm bắt và thích nghi với các xu hướng sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai.
1. Làm việc tại nhà
Người dân trên toàn thế giới không kể độ tuổi đang được yêu cầu ở trong nhà và đây sẽ là một khoảng thời gian đầy thử thách đối với các doanh nghiệp trong việc duy trì hoạt động.
Làm việc từ xa/tại nhà là hình thức phổ biến được DN triển khai bằng cách áp dụng các công cụ đám mây phục vụ cho việc giao tiếp (như Slack, Aircall, Zoom), chia sẻ dữ liệu công việc (như Front, Zapier), quản lý task (như Monday, Intercom, Trello)…
Ngoài ra, làm việc tại nhà nhưng doanh nghiệp vẫn phải duy trì hoạt động, đặc biệt là những công việc liên quan tới dịch vụ khách hàng như chăm sóc khách hàng và kinh doanh.
Đây là hai bộ phận cần thiết phải “online hóa” nhanh nhất có thể để quá trình chăm sóc các khách hàng cũ đồng thời tìm kiếm khách hàng mới không bị gián đoạn – làm nền tảng cho sự duy trì hoạt động tại thời điểm khó khăn hiện tại và phát triển trong tương lai của doanh nghiệp khi giai đoạn khó khăn qua đi.
Tổng đài ảo là một trong những giải pháp doanh nghiệp lựa chọn cho các nhân viên kinh doanh/CSKH nhằm đảm bảo công việc được liên tục nhưng vẫn an toàn cho nhân viên làm việc tại nhà.
2. Xem phim, giải trí trực tuyến tại nhà
Đây là giai đoạn lý tưởng để các website tin tức và trang phim tối ưu trải nghiệm người dùng và thu hút thêm khách truy cập. Trải nghiệm giải trí tại nhà là xu hướng lên ngôi mùa covid-19 và dù trước, trong hay sau dịch đi chăng nữa thì đây luôn là hình thức giải trí được ưa chuộng hàng đầu hiện nay.
Nếu không tối ưu trải nghiệm bằng cách tăng tốc độ website thì người dùng sẽ nhanh chóng rời bỏ website và tìm kiếm một trang web giải trí khác. Các website giải trí, tin tức, xem phim… đang cạnh tranh không ngừng để thu hút khách truy cập của nhau. Do đó nếu không tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tốc độ tải và chất lượng sắc nét thì khó có thể cạnh tranh và lôi kéo khách truy cập.
Để tận dụng số lượng độc giá lớn tại nhà trong mùa dịch, các website giải trí hãy cân nhắc các giải pháp công nghệ điện toán đám mây nhằm đáp ứng được nhu cầu tăng vọt gây áp lực lên hạ tầng của website.
Một lợi ích vượt trội của đám mây đó là khả năng tùy chỉnh để mở rộng/thu hẹp rất linh hoạt bất kỳ khi nào có nhu cầu, do đó không chỉ trong mùa dịch nhu cầu tăng cao cần mở rộng, mà cả sau này bất cứ khi nào cần thêm bớt tài nguyên phục vụ nhu cầu khách truy cập, đám mây sẽ đáp ứng chỉ trong tích tắc qua dashboard điều khiển.
3. Mua sắm online phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết – DN bán hàng cần nắm bắt và phát triển kênh TMĐT ngay lập tức
Theo báo cáo tháng 3 của Ipsos MORI, 57% người tiêu dùng Việt Nam đã chuyển sang mua hàng trực tuyến đối với các mặt hàng mà trước đây họ thường mua tại chỗ. Sự phát triển mạnh mẽ của mua sắm online sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai khi dịch qua đi bởi tính nhanh chóng và trải nghiệm tiện lợi mà chúng đem lại cho chúng ta trong đợt covid-19 này.
Cho dù là thời điểm nào thì đối với thị trường TMĐT, doanh nghiệp đều phải chiến đấu từng giây phút để giành giật từng khách hàng về cho mình. Nền tảng hạ tầng của TMĐT đóng vai trò quan trọng trong các dự án có xu hướng mở rộng cơ sở hạ tầng mạng, tăng trưởng lưu lượng truy cập liên tục, cao điểm thường xuyên xuất hiện và đối tượng khách hàng phân phối trên các vị trí địa lý khác nhau trong TMĐT.
Áp dụng các giải pháp điện toán đám mây thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp tăng tốc độ tải trang, từ đó tối ưu được trải nghiệm khách hàng, cải thiện SEO… mang đến nhiều cơ hội để tối đa hóa đơn hàng và doanh thu.
Chỉ cần có nhu cầu, điện toán đám mây đều có thể mở rộng hay thu hẹp mọi lúc mọi nơi, không downtime, không cần nhân sự IT chuyên trách. “Dùng bao nhiêu – trả bấy nhiêu” là cách tiết kiệm tối ưu cho bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào.
theo Tri Thức Trẻ