Xuyên suốt quá trình đi làm, sẽ khó tránh khỏi những lúc khối lượng công việc gia tăng vào một số thời điểm nhất định như mùa cao điểm, thiếu hụt nhân sự tạm thời… Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến bạn bị căng thẳng, tăng nguy cơ các bệnh huyết áp, bệnh tim mạch, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như giảm năng suất làm việc. Cùng kiểm tra xem bạn có đang ở trong các tình trạng dưới đây:
Phải làm thêm buổi khuya, sáng sớm hoặc cuối tuần để hoàn thành công việc
Hãy nhớ rằng, có sự khác biệt giữa một cuộc đua marathon và chạy nước rút. Nếu công ty của bạn thỉnh thoảng yêu cầu nhân viên phải tăng ca hay làm thêm giờ theo thời điểm (ví dụ: kế toán trong mùa thuế hay tổng kết tháng, quý, năm), điều này có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu việc tăng ca trở thành hoạt động thường xuyên và liên tục, có lẽ bạn nên xem xét, đánh giá lại khối lượng công việc và có buổi nói chuyện, thảo luận lại với cấp trên trực tiếp.
Bởi vì tăng ca hoặc làm thêm ngoài giờ chỉ có thể đáp ứng và mang lại kết quả trong một thời gian ngắn, ngược lại nếu bạn làm việc quá sức trong một thời gian dài sẽ làm tổn hại sức khỏe và giảm hiệu suất làm việc.
Thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ
Cảm thấy cơ thể kiệt sức, thường đau đầu, mỏi các cơ và luôn có cảm giác buồn ngủ, không có tinh thần hăng hái làm việc cũng là những biểu hiện cho thấy bạn đang làm việc quá sức. Những dấu hiệu về thể chất này là những dấu hiệu cơ bản của sự căng thẳng công việc, nếu không nhanh chóng cải thiện sẽ dễ dẫn đến cái rối loạn căng thẳng và dần dần tác động đến các yếu tố tinh thần nghiêm trọng hơn
Bạn dần mất kết nối với gia đình vì công việc
Nếu bạn đang trong tình trạng không có thời gian để chăm sóc, quan tâm người thân hay thậm chí là con cái vì phải dành hết thời gian cho công việc thì có khả năng bạn đang dành quá nhiều thời gian cho công việc hoặc công việc của bạn đang vượt quá khả năng kiểm soát. Khi tình trạng này diễn ra quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng và ảnh hưởng nghiệm trọng đến cuộc sống hôn nhân, gia đình.
Căng thẳng, không kiểm soát được cảm xúc trong lúc làm việc
Khi một người làm việc quá sức sẽ dẫn đến kết quả là giấc ngủ bị gián đoạn và khó kiểm soát cảm xúc vào ban ngày, sức khỏe về tinh thần cũng suy giảm. Do đó, nếu bạn bỗng dưng trở nên dễ cáu bẳn, mất ngủ thì có thể khối lượng công việc quá tải chính là nguyên nhân. Tương tự như vậy, những người quá tải do không biết cách từ chối công việc không thuộc về mình cũng có thể trở nên cực kỳ bực bội, thụ động hoặc hung hăng nếu họ cảm thấy rằng sự siêng năng của mình bị đánh giá thấp.
Giảm năng suất làm việc
Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng việc một doanh nghiệp ép buộc nhân viên làm việc quá sức sẽ khiến lợi nhuận giảm dần vì giảm năng suất làm việc. Khi nhân viên làm việc lâu hơn, họ dần dần làm việc một cách vô thức, và mất đi sự sáng tạo trong công việc. Đó lý do tại sao các chủ sở hữu nhà máy trong thế kỷ 19 bắt đầu giới hạn ngày làm việc, đầu tiên là 10 ngày, sau đó là 8 ngày, và rồi tính theo giờ. Bởi vì họ thấy rằng nếu làm như vậy, sản lượng sẽ tăng, còn những sai lầm và tai nạn phải trả giá giảm xuống.
Nhiều thí nghiệm cũng đã xác nhận những người phân bố thời gian nghỉ ngơi hợp lý sẽ có năng suất cao hơn. Thế nên, nếu bạn thấy mình ngày càng mắc phải nhiều lỗi hoặc sai lầm trong khi làm việc, hãy xem lại khối lượng công việc và số giờ làm việc, vì quá tải có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
theo vieclam24h